Arithmetic Sequence

Bài toán : Xét phương trình x^2+y^2+1=kxy.

a) Tìm tất cả các số k nguyên dương sao cho phương trình trên có nghiệm nguyên dương (x,y).

b) Với các giá trị k tìm được, hãy tìm tất cả các nghiệm nguyên dương của phương trình.

Lời giải :

a) Cố định k và xét tập :

S=\left \{ (x,y)\in \left ( \mathbb{Z}^+ \right )^2|k=\dfrac{x^2+y^2+1}{xy}\in \mathbb{Z}^+ \right \}

Trong S chọn ra cặp (X,Y) thỏa mãn X+Y nhỏ nhất, giả sử X\geq Y.

Xét phương trình :

t^2-ktY+Y^2+1=0

Dễ thấy phương trình này có nghiệm t_1=X, gọi nghiệm còn lại là t_0. Theo định lí Viete :

\left\{\begin{matrix} t_0+X=kY\\ t_0X=Y^2+1 \end{matrix}\right.

Từ đây dễ thấy t_0 cũng nguyên dương, vì tính nhỏ nhất của X+Y nên t_0 \geq X.

Suy ra :

kY=t_0+X\geq 2X\Rightarrow \dfrac{X}{Y}\leq \dfrac{k}{2}

X,Y nguyên dương nên X,Y\geq 1. Như vậy :

k=\dfrac{X}{Y}+\dfrac{Y}{X}+\dfrac{1}{XY}\leq \dfrac{k}{2}+1+1\Leftrightarrow k\leq 4

Và dấu bằng chỉ xảy ra khi X=Y,2X=kY,X=Y=1. Mâu thuẫn. Như vậy k\leq 3. Hơn nữa theo AM-GM ta dễ thấy k\geq 3.

Ta được k=3. Thử lại với k=3 thì (x,y)=(1,1) là một nghiệm của phương trình.

b) Ta tìm tất cả các nghiệm của phương trình :

x^2+y^2+1=3xy\;\;\;\;(1)

Xét dãy số (u_n) xác định như sau :

\left\{\begin{matrix} u_0=1,u_1=1\\ u_{n+1}=3u_n-u_{n-1},\;\forall n\geq 1 \end{matrix}\right.

Ta chứng minh nếu (x,y) là cặp số nguyên dương bất kỳ thỏa (1) khi và chỉ khi n để x=x_n,y=x_{n+1}.

Thực vậy, dễ kiểm tra được (x_n,x_{n+1}) thỏa (1) với mọi n. Gọi (w_0,w_1) là một cặp số nguyên dương bất kỳ thỏa (1). Nếu w_0=1 thì w_1=1, tức tồn tại n=0 để w_0=u_0,w_1=w_1. Do đó ta chỉ cần xét w_0,w_1>1, giả sử luôn w_0>w_1.

Khi đó ta chọn w_2=3w_1-w_0. Dễ thấy w_2 nguyên dương và cặp (w_1,w_2)=(w_1,3w_1-w_0) lúc này cũng thỏa (1).

Để ý ta có :

w_2=3w_1-w_0=\dfrac{w_1^2+1}{w_0}< w_0

Suy ra w_2+w_1<w_1+w_0.

Hoàn toàn tương tự ta chọn được cặp (w_2,w_3)=(w_2,3w_2-w_1) cũng thỏa w_3 nguyên dương và w_3+w_2<w_2+w_1.

Cứ tiếp tục quá trình này, ta được :

...< w_{i+1}+w_i< ...< w_2+w_1< w_1+w_0

Nhưng w_1+w_0 bị chặn dưới bởi 2 nên phải tồn tại k sao cho :

w_{k}+w_{k+1}=1\Rightarrow w_k=u_1=1,w_{k+1}=u_0=1

Từ đó :

w_{k-1}=3w_{k}-w_{k+1}=3u_1-u_0=u_2

w_{k-2}=3w_{k-1}-w_{k}=3u_2-u_1=u_3

w_{1}=3w_{2}-w_{3}=3u_{k-1}-u_{k-2}=u_k

w_0=3w_1-w_2=3u_k-3u_{k-1}=u_{k+1}.

Như vậy với cặp (w_0,w_1) bất kỳ thì tồn tại n=k để (w_1,w_0)=(u_k,u_{k+1}).

Từ đó tất cả các nghiệm của phương trình là (x,y)=(u_n,u_{n+1}) với dãy (u_n) xác định như trên.

 

Lưu ý : Kỹ thuật xét dãy như trên :

Xét dãy truy hồi tuyến tính cấp hai : 

\left\{\begin{matrix} u_0=\alpha ,u_1=\beta \\ u_{n+1}=au_n-u_{n-1}+b \end{matrix}\right.\;\;\;\;(*)

Để ý thì thấy :

\dfrac{u_{n+1}+u_{n-1}-b}{u_n}=a=\dfrac{u_{n+2}+u_n-b}{u_{n+1}}\Leftrightarrow u^2_{n+1}+u_{n+1}u_{n-1}-bu_{n+1}=u_{n+2}u_n+u_n^2-bu_n\Leftrightarrow u_{n+1}^2-(au_{n+1}-u_n+b)u_n-bu_{n+1}=u_n^2-(au_n-u_{n-1}+b)u_{n-1}-bu_n\Leftrightarrow u_{n+1}^2+u_n^2-au_{n+1}u_n-b(u_{n+1}+u_n)=u_n^2+u_{n-1}^2-au_nu_{n-1}-b(u_n+u_{n-1})

Như vậy :

u_n^2+u_{n-1}^2-au_nu_{n-1}-b(u_n+u_{n-1})=\alpha ^2+\beta ^2-a\alpha \beta -b(\alpha +\beta )

Do đó nếu gặp phương trình có dạng :

x^2+y^2-axy-b(x+y)=\alpha ^2+\beta ^2-a\alpha \beta -b(\alpha +\beta )

Thì ta sẽ xét dãy (*)

 

Arithmetic Sequence

Bài toán (Vietnamese Mathematical Olympiad 2012)

Xét các số tự nhiên lẻ a,ba\mid b^2+2b\mid a^2+2. Chứng minh rằng a,b là các số hạng của dãy số tự nhiên (v_n) được xác định bởi :

v_1=v_2=1 và v_n=4v_{n-1}-v_{n-2},\;\forall n\geq 2

Lời giải :

Trước hết ta chứng minh :

b\mid a^2+2\;\wedge a\mid b^2+2\Leftrightarrow ab\mid a^2+b^2+2

Thực vậy, ta có :

 b\mid a^2+2\;\wedge a\mid b^2+2\Rightarrow ab\mid (a^2+2)(b^2+2)\Rightarrow ab\mid 2(a^2+b^2+2)

Do a,b lẻ nên ab\mid a^2+b^2+2.

Ngược lại nếu có ab\mid a^2+b^2+2 thì dễ dàng suy ra ngay được b\mid a^2+2a\mid b^2+2.

Từ đó giả thiết đề bài tương đương với việc tồn tại số nguyên dương k sao cho :

a^2+b^2+2=kab.

Ta chứng minh k=4 bằng Vieta Jumping. Cố định k và xét tập :

S=\left \{ a,b\in \left ( \mathbb{Z}^+ \right )^2 |\;k=\dfrac{a^2+b^2+2}{ab}\in \mathbb{N}^* \right \}

Trong S ta chọn ra cặp (A,B) mà tổng A+B là nhỏ nhất. Không giảm tổng quát, ta giả sử A\geq B.

Xét phương trình bậc hai ẩn t :

t^2-ktB+B^2+2=0

Dễ thấy phương trình này có một nghiệm là A, gọi nghiệm còn lại là t_0. Theo định lí Viete :

\left\{\begin{matrix} t_0+A=kB\\ t_0A=B^2+2 \end{matrix}\right.

Từ đây suy ra được t_0 nguyên dương. Chú ý vì A+B là nhỏ nhất nên ta được t_0\geq A.

Suy ra t_0+A=kB\geq 2A hay \dfrac{A}{B}\leq \dfrac{k}{2}.

Nếu có một trong hai số a,b bằng 1, giả sử b=1 thì ka=a^2+3, dễ suy ra k=4.

Nếu cả hai số a,b\geq 2. Ta có A\geq B\geq 2. Thì :

k=\dfrac{A}{B}+\dfrac{B}{A}+\dfrac{2}{AB}\leq \dfrac{k}{2}+1+\dfrac{2}{2.2}\Leftrightarrow k\leq 3

Lại theo AM-GM :

kab=a^2+b^2+2\geq 2(ab+1)\Rightarrow k\geq 3

Ta được k=3.

Lúc này :

A^2+B^2+2=3AB

Từ đẳng thức này dễ dàng suy ra phải có một trong hai số chia hết cho 3, giả sử 3\mid A thì A\geq 3.

Nếu B=1 ta gặp mâu thuẫn, do đó B\geq 2. Tức AB\geq 6.

Nhưng lúc này :

3=\dfrac{A}{B}+\dfrac{B}{A}+\dfrac{2}{AB}\leq \dfrac{3}{2}+1+\dfrac{2}{6}

Điều này vô lí. Vậy k=4 là giá trị duy nhất cần tìm.

Ta chứng minh xong việc các số a,b thỏa giả thiết thì cũng phải thỏa mãn phương trình :

a^2+b^2+2=4ab\;\;\;(1).

Bài toán sẽ hoàn tất nếu ta chỉ rằng nếu cặp (a,b) bất kỳ thỏa mãn (1) thì sẽ luôn tồn tại số tự nhiên n sao cho a=x_n,b=x_{n+1}.

Gỉa sử (u_0,u_1) là một cặp số nguyên dương bất kỳ thỏa (1). Ta hoàn toàn có quyền giả sử u_0 > u_1 .Nếu u_0=1 thì u_1=1, tức tồn tại n=1 để u_0=v_1,u_1=v_2. Tương tự khi xét u_1=1. Do đó ta chỉ cần xét u_0,u_1 >1.

Khi đó ta chọn cặp (u_1,u_2)=(u_1,4u_1-u_0), dễ thấy u_1,u_2 nguyên dương và (u_1,u_2) cũng thỏa mãn (1).

Lúc này ta chú ý 4u_1-u_0< u_0 vì 4u_1-u_0=\dfrac{u_1^2+2}{u_0}-u_0=\dfrac{2-(u_0-u_1)(u_0+u_1)}{u_0}\leq 0.

Suy ra :

u_1+u_2=u_1+(4u_1-u_0)<u_1+u_0.

Tương tự ta cũng chọn được cặp (u_2,u_3)=(u_2,4u_2-u_1) cũng thỏa u_2,u_3 nguyên dương, cũng thỏa (1)u_2+u_3<u_1+u_2<u_1+u_0.

Cứ tiếp tục quá trình này, ta được :

...< u_i+u_{i+1}< ...< u_1+u_2< u_1+u_0

Thế nhưng u_1+u_0>2 nên phải tồn tại k sao cho u_k+u_{k+1}=2, suy ra u_k=u_{k+1}=1.

Tức là ta có :

u_k=v_2,u_{k+1}=v_1.

Ta có thể thấy được cách xác định u_n là như sau :

u_{n+2}=4u_{n+1}-u_n hay u_n=4u_{n+1}-u_{n+2}.

Từ đó :

u_{k-1}=4u_k-u_{k+1}=4v_2-v_1=v_3

u_{k-2}=4u_{k-1}-u_k=4v_3-v_2=v_4

...

u_1=4u_2-u_3=4v_k-v_{k-1}=v_{k+1}

u_0=4u_1-u_2=4v_{k+1}-v_{k}=v_{k+2}.

Như vậy tồn tại n=k+1 để với cặp (u_0,u_1) bất kỳ thỏa (1) thì ta có (u_1,u_0)=(v_{k+1},v_{k+2}).

Phương pháp Vieta Jumping

Bài toán (CĐT VMO Bình Định 2013-2014) : Cho các số nguyên dương a,b thỏa mãn \dfrac{ab(5a^2+5b^2-2)}{5ab-1}\in \mathbb{Z}. Chứng minh rằng a=b

Lời giải :

gcd(ab,5ab-1)=1 nên ta có \dfrac{5a^2+5b^2-2}{5ab-1}\in \mathbb{Z}. Đặt \dfrac{5a^2+5b^2-2}{5ab-1}=k\in \mathbb{Z}.

Dễ dàng có 5(a^2+b^2)-2\geq 10ab-2>5ab-1\Rightarrow k=\dfrac{5a^2+5b^2-2}{5ab-1}>1\Rightarrow k\geq 2.

Xét tập S=\left \{ (a,b)\in \mathbb{Z}^{+}\times \mathbb{Z}^{+} \mid k=\dfrac{5a^2+5b^2-2}{5ab-1}\in \mathbb{Z}\right \}

Cố định k và trong các phần tử của S, ta chọn ra cặp số (A,B) nguyên dương thỏa mãn tổng A+B nhỏ nhất. Gỉa sử A\neq B, không mất tính tổng quát, xét A>B.

Xét phương trình bậc hai ẩn x :

\dfrac{5x^2+5B^2-2}{5xB-1}=k\Leftrightarrow 5x^2-5xBk+5B^2+k-2=0

Dễ thấy phương trình này có một nghiệm là A, gọi nghiệm còn lại là x_0. Theo định lí Viete, ta có :

\left\{\begin{matrix} A+x_0=Bk & (1)& \\ Ax_0=\dfrac{5B^2+k-2}{5}& (2) & \end{matrix}\right.

Từ (1) ta có x_0 nguyên. Nếu x_0<0 thì x_{0}\leq -1\Rightarrow 5x_0^2-5x_0Bk+5B^2+k-2\geq 5+5Bk+5B^2+k-2>0. Mâu thuẫn. Nếu x_0>0 thì (x_0,B)\in S.

Khi đó do tính nhỏ nhất của tổng A+B mà ta có x_0\geq A\Rightarrow \dfrac{5B^2+k-2}{5A}\geq A\Leftrightarrow \dfrac{5A^2+5B^2-2}{5AB-1}-2\geq 5(A-B)(A+B)\Leftrightarrow \dfrac{5(A-B)^2}{5AB-1}\geq 5(A-B)(A+B)\Leftrightarrow A-B\geq (A+B)(5AB-1).

Rõ ràng điều này vô lí.

Như vậy phải có x_0=0, suy ra 5B^2=2-k\geq 0, lại có k\geq 2, do đó k=2.

Suy ra \dfrac{5a^2+5b^2-2}{5ab-1}=2\Leftrightarrow (a-b)^2=0\Leftrightarrow a=b. Đây là điều phải chứng minh.

[Bài toán] Vieta Jumping, Số chính phương

Bài toán : Cho a,b,k là các số nguyên dương thỏa mãn k=\dfrac{a^{2}+ab+b^{2}}{ab+1}. Chứng minh rằng k là một số chính phương.

Lời giải :

Cố định k và xét tập S=\left \{ (a,b)\in \mathbb{N}\times \mathbb{N}|k=\dfrac{a^{2}+ab+b^{2}}{ab+1} \right \}

Gỉa sử k không là số chính phương.

Trong các phần tử của S ta chọn ra cặp (A,B) thỏa mãn A+B nhỏ nhất. Không mất tính tổng quát, ta giả sử A>B>0

Xét phương trình bậc hai ẩn x :

k=\dfrac{x^{2}+xB+B^{2}}{xB+1}\Leftrightarrow x^{2}+(B-kB)x+B^{2}-k=0

Phương trình này hiển nhiên có hai nghiệm là Ax_0.

Theo định lí Viete :

\left\{\begin{matrix} x_0+A=kB-B & (1)& \\ x_0.A=B^{2}-k& (2)& \end{matrix}\right.

Từ (1) ta có x_0 là số nguyên.

Nếu x_0<0 thì x_{0}\leq -1\Rightarrow x^{2}-(Bk-B)x+B^2-k\geq x^{2}+(Bk-B)+B^2-k>0. Mâu thuẫn

Nếu x_0=0 thì k=B^2 là một số chính phương (loại)

Nếu x_0>0 thì \left ( x_{0},B \right )\in S.

Từ đó :

x_{0}+B=\dfrac{B^{2}-k}{A}+B<\dfrac{B^{2}}{A}+B<\dfrac{A^{2}}{A}+B=A+B

Mâu thuẫn với tính nhỏ nhất của tổng A+B.

Như vậy giả thiết phản chứng là sai, từ đó ta có k phải là một số chính phương.

[Bài toán] Vieta Jumping

Bài toán : (VMO 2002) Tìm tất cả các giá trị nguyên dương k sao cho phương trình (x+y+z+t)^{2}=k^{2}xyzt có nghiệm nguyên dương.

Lời giải :

Viết lại phương trình dưới dạng : x^{2}+(2y+2z+2t-k^{2}yzt)x+(y+z+t)^{2}=0

Trong các nghiệm nguyên dương của phương trình, ta chọn ra bộ nghiệm (X,Y,Z,T) có tổng X+Y+Z+T nhỏ nhất.

Khi đó dễ thấy X là một nghiệm của phương trình bậc hai :

x^{2}+(2Y+2Z+2T-k^{2}YZT)x+(Y+Z+T)^{2}=0\qquad(*)

Gọi nghiệm còn lại của (1) là X_{0}, theo định lí Viete :

\left\{\begin{matrix} X+X_0=k^{2}YZT-2Y-2Z-2T & (1) & \\ X.X_0=(Y+Z+T)^{2}& (2) & \end{matrix}\right.

Từ (1) ta có X_0 nguyên và từ (2) ta có X_0 dương. Như vậy (X_0,Y,Z,T) cũng là một bộ số thỏa (*), nhưng vì tính nhỏ nhất của tổng X+Y+Z+T mà ta có X_{0}\geq X.

Do đó từ (2) ta suy ra X_0=\dfrac{(Y+Z+T)^{2}}{X}\geq X\Rightarrow Y+Z+T\geq X

Kết hợp với (1)k^{2}YZT-2Y-2Z-2T-X\geq X\Rightarrow k^{2}YZT\geq 2X+2(Y+Z+T)\geq 4X.

Chia hai vế của đẳng thức X^{2}+Y^{2}+Z^{2}+T^{2}+2XY+2XZ+2XT+2YZ+2YT+2ZT=k^{2}XYZT cho XYZT, ta được :

\dfrac{X}{YZT}+\dfrac{Y}{XZT}+\dfrac{Z}{XYT}+\dfrac{T}{XYZ}+\dfrac{2}{ZT}+\dfrac{2}{YT}+\dfrac{2}{YZ}+\dfrac{2}{XT}+\dfrac{2}{XZ}+\dfrac{2}{XY}=k^{2}

Bây giờ, ta có quyền giả sử X\geq Y\geq Z\geq T\geq 1

Khi đó \dfrac{X}{YZT}\leq \dfrac{k^{2}}{4}\;\;,\dfrac{Y}{ZTX}\leq \dfrac{1}{ZT}\leq 1\;\;,\dfrac{Z}{XYT}\leq \dfrac{1}{XT}\leq 1,\;\;\dfrac{T}{XYZ}\leq \dfrac{1}{XY}\leq 1

Từ đó ta có thể suy ra :

k^{2}\leq \dfrac{k^{2}}{4}+1+1+1+2+2+2+2+2+2=\dfrac{k^{2}}{4}+15\Rightarrow k^{2}\leq 20\Rightarrow k\in \left \{ 1,2,3,4 \right \}

Nếu k=1, phương trình có nghiệm (4,4,4,4)

Nếu k=2, phương trình có nghiệm (2,2,2,2)

Nếu k=3, phương trình có nghiệm (1,1,2,2)

Nếu k=4, phương trình có nghiệm (1,1,1,1).

Kết luận: Để phương trình có nghiệm nguyên dương thì tập hợp tất cả các giá trị nguyên dương của k là \boxed{k\in \left \{ 1,2,3,4 \right \}}

Bài toán [Phương trình nghiệm nguyên, Vieta Jumping]

Bài toán  (Đề thi chính thức Olympic 30-4 toán 10 năm 2014)

Tìm tất cả các số nguyên dương k sao cho phương trình x^2+y^2+x+y=kxy có nghiệm nguyên dương.

Lời giải :

Gọi \left ( x_{0},y_{0} \right ) là bộ nghiệm nguyên dương của phương trình thỏa mãn x_{0}+y_{0} nhỏ nhất

Không mất tính tổng quát, ta giả sử x_{0}\geq y_{0}\geq 1

Xét phương trình bậc hai ẩn x :

x^{2}+y_{0}^{2}+x+y_{0}=kxy_{0}\Leftrightarrow x^{2}+x(1-ky_{0})+y_{0}^{2}+y_{0}=0

Phương trình bậc hai này hiển nhiên có một nghiệm x_{0}, gọi nghiệm còn lại là x_{1}

Theo định lí Viete :

\left\{\begin{matrix} x_{0}+x_{1}=ky_{0}-1 & (1) & \\ x_{0}x_{1}=y_{0}^{2}+y_{0} & (2) & \end{matrix}\right.

Từ (1) ta có x_1 nguyên, từ (2) ta có x_1 dương. Như vậy (x_1,y_0) cũng là một nghiệm thỏa mãn phương trình

Mặt khác, do tính nhỏ  nhất của tổng x_{0}+y_{0} mà ta có x_{1}\geq x_{0}.

Do đó từ (1), ta có : ky_{0}-1\geq 2x_{0}\Rightarrow \dfrac{2x_{0}}{y_{0}}+\dfrac{1}{y_{0}}\leq k

Từ phương trình :

k=\dfrac{x_{0}}{y_{0}}+\dfrac{y_{0}}{x_{0}}+\dfrac{1}{x_{0}}+\dfrac{1}{y_{0}}=\left ( \dfrac{x_{0}}{y_{0}} +\dfrac{1}{2y_{0}}\right )+\dfrac{y_{0}}{x_{0}}+\dfrac{1}{x_{0}}+\dfrac{1}{2y_{0}}\leq \dfrac{k}{2}+1+1+\dfrac{1}{2}\Rightarrow k\leq 5\Rightarrow k\in \left \{ 1;2;3;4;5 \right \}

  • Với k=1, ta có : x^{2}+y^{2}+x+y=xy, phương trình này vô nghiệm nguyên dương vì x^{2}+y^{2}+x+y\geq 2xy+x+y>xy
  • Với k=2 , tương tự như trên, ta cũng lập luận được phương trình này vô nghiệm nguyên dương
  • Với k=3, phương trình có nghiệm nguyên dương (2;2)
  • Với k=4 thì phương trình có nghiệm (1;1).
  • Với k=5, dấu bằng phải đồng thời xảy ra ở các điểm :

\dfrac{x}{y}+\dfrac{1}{2y}=\dfrac{k}{2}=\dfrac{5}{2},\dfrac{1}{x}=1,\dfrac{1}{2y}=1,\dfrac{y}{x}=1

Dễ thấy không tồn tại các số nguyên dương x,y thỏa mãn tất cả các điều trên. Trường hợp này bị loại.

Kết luận : \boxed{k\in \left \{ 3;4 \right \}}

Bài toán [Nguyên lí cực hạn, Phương trình nghiệm nguyên]

Bài toán : Cho phương trình \left ( x+y+z \right )^{2}=nxyz với n là số tự nhiên khác không. Tìm n để phương trình có nghiệm nguyên dương

Lời giải :

Gọi \left ( x_{0};y_{0};z_{0} \right ) bộ số thỏa đề sao cho x_{0}+y_{0}+z_{0} nhỏ nhất.

Xét phương trình bậc hai ẩn x :

(x+y_{0}+z_{0})^{2}=nxy_{0}z_{0}\Leftrightarrow x^{2}-(ny_{0}z_{0}-2y_{0}-2z_{0})x_{0}+(y_{0}+z_{0})^{2}=0

Dễ thấy phương trình này có một nghiệm là x_{0}, gọi nghiệm còn lại là x_{1}.

Theo định lí Viete :

\left\{\begin{matrix} x_{1}+x_{0}=ny_{0}z_{0}-2y_{0}-2z_{0} & (1)& \\ x_{1}x_{0}=(y_{0}+z_{0})^{2} & (2) & \end{matrix}\right.

Từ (1)x_{1} nguyên dương, do đó bộ \left ( x_{1};y_{0};z_{0} \right ) cũng thỏa mãn phương trình, mặt khác do tính nhỏ nhất của tổng x_{0}+y_{0}+z_{0} nên x_{1}\geq x_{0}.

Từ (2) : x_{0}^{2}\leq x_{1}x_{0}=(y_{0}+z_{0})^{2}\Rightarrow x_{0}\leq y_{0}+z_{0}

Do đó từ (1) : 2x_{0}\leq x_{1}+x_{0}=ny_{0}z_{0}-2(y_{0}+z_{0})\leq ny_{0}z_{0}-2x_{0}\Rightarrow \frac{x_{0}}{y_{0}z_{0}}\leq \frac{n}{4}

Khai triển vế trái và chia hai vế của phương trình ban đầu cho tích x_{0}y_{0}z_{0} :

\dfrac{x_{0}}{y_{0}z_{0}}+\dfrac{y_{0}}{x_{0}z_{0}}+\dfrac{z_{0}}{x_{0}y_{0}}+\dfrac{2}{x_{0}}+\dfrac{2}{y_{0}}+\dfrac{2}{z_{0}}=n

Bây giờ, ta giả sử x_{0}\geq y_{0}\geq z_{0}>0\Rightarrow x_{0}\geq 3;y_{0}\geq 2;z_{0}\geq 1

Khi đó \dfrac{y_{0}}{z_{0}x_{0}}\leq \dfrac{1}{x_{0}}\leq 1;\dfrac{z_{0}}{x_{0}y_{0}}\leq \dfrac{1}{y_{0}}\leq \dfrac{1}{2}

Suy ra n\leq \dfrac{n}{4}+1+\dfrac{1}{2}+2+2+2\Leftrightarrow n\leq 10

n nguyên dương nên n\in \left \{ 1;2;3;4;5;6;7;8;9;10 \right \}

  • Nếu n=1 phương trình có nghiệm (9;9;9)
  • Nếu n = 2 phương trình có nghiệm (8;4;4)
  • Nếu n = 3 phương trình có nghiệm (3;3;3)
  • Nếu n = 4 phương trình có nghiệm (4;2;2)
  • Nếu n = 5 phương trình có nghiệm (1;4;5)
  • Nếu n=6 phương trình có nghiệm (1;2;3)
  • Nếu n = 7, phương trình vô nghiệm (chứng minh tại đây )
  • Nếu n=8, phương trình có nghiệm (1;2;1)
  • Nếu n=9 phương trình có nghiệm (1;1;1)
  • Nếu n=10 thì dấu bằng phải xảy ra đồng thời ở các điểm :

\dfrac{2}{x}=\dfrac{2}{y}=\dfrac{2}{z}=2

\dfrac{x}{yz}=\dfrac{n}{4}=\dfrac{10}{4}

\dfrac{y}{zx}=1;\dfrac{z}{xy}=\dfrac{1}{2}

Dễ thấy không tồn tại các số x,y,z thỏa mãn tất cả các điều kiện trên.

Kết luận :\boxed{n\in \left \{ 1;2;3;4;5;6;8;9 \right \}}

Bài toán [Nguyên lí cực hạn trong giải phương trình nghiệm nguyên]

Bài toán : Chứng minh rằng phương trình (x+y+z)^2=7xyz không có nghiệm nguyên dương

Lời giải :

Gọi \left ( x';y';z' \right ) là một nghiệm thỏa mãn phương trình với z' là số nhỏ nhất

Không mất tính tổng quát, ta giả sử x'\leq y'\leq z'

Khi đó ta có :

z'|(x'+y'+z')^{2}\Rightarrow z|(x'+y')^{2}+2z'(x'+y')+z'^{2}\Rightarrow z'|(x'+y')^{2}

Mặt khác xét phương trình bậc hai ẩn z :

z^{2}-(7x'y'-2x'-2y')z+(x'+y')^{2}=0

Hiển nhiên phương trình này có một nghiệm z'

Theo định lí Viete thì nghiệm còn lại của nó là \dfrac{(x'+y')^{2}}{z'}\in \mathbb{Z}.

Như vậy \left ( x';y';\dfrac{(x'+y')^{2}}{z'} \right ) cũng là một bộ số thỏa mãn phương trình.

Nếu giả sử x'+y'<z'\Rightarrow \dfrac{(x'+y')^{2}}{z'}<z' thì vô lí vì (x';y';z') cũng là một bộ số thỏa mãn phương trình và vì tính nhỏ nhất của z'

Do đó phải có z'\leq x'+y'. Khai triển phương trình ban đầu và chia hai vế của nó cho x'y'z' ta được :

7\leq \dfrac{x'}{y'z'}+\dfrac{y'}{z'x'}+\dfrac{z'}{x'y'}+\dfrac{2}{x'}+\dfrac{2}{y'}+\dfrac{2}{z'}\leq \dfrac{1}{z'}+\dfrac{1}{x'}+\dfrac{x'+y'}{x'y'}+\dfrac{2}{x'}+\dfrac{2}{y'}+\dfrac{2}{z'}=\dfrac{4}{x'}+\dfrac{3}{y'}+\dfrac{3}{z'}\leq \dfrac{10}{x'}\Rightarrow x'\leq \dfrac{10}{7}\Rightarrow x'=1

Khi đó y'\leq z'\leq y'+1\Rightarrow z'=y\vee z'=y'+1

  • Nếu z'=y' thì ta có phương trình (1+2z')^{2}=7z'^{2}\Leftrightarrow 3z'^{2}-4z'-1=0\Leftrightarrow z'=\dfrac{2\pm \sqrt{7}}{3} (loại)
  • Nếu z'=y'+1 thì ta có phương trình (2+2z')^{2}=7z'(z'+1)\Leftrightarrow 3z'^{2}-z'-4=0\Leftrightarrow z\in \left \{ -1;\dfrac{4}{3} \right \} (loại)

Kết luận : Phương trình đã cho không có nghiệm nguyên dương.

Bài toán [Số lũy thừa, Nguyên lí cực hạn]

Bài toán : Cho các số nguyên dương x,y,A thỏa mãn hệ thức A = \dfrac{x^2+y^2+30}{xy} . Chứng minh rằng A là lũy thừa bậc năm của một số nguyên.

Lời giải :

Gọi \left ( x_{0};y_{0} \right ) là cặp số thỏa mãn đề bài và có tổng x_{0}+y_{0} nhỏ nhất. Ta giả sử x_{0}\leq y_{0}.

Xét phương trình bậc hai ẩn y :

y^{2}-A.x_{0}.y+x_{0}^{2}+30=0 (*)

Vì \left ( x_{0};y_{0} \right ) thỏa mãn đề bài nên y_{0} là một nghiệm của phương trình (*). Gọi nghiệm còn lại là y_{1}. Theo định lí Viete :

\left\{\begin{matrix} y_{0}+y_{1}=Ax_{0} & (1)& \\ y_{0}y_{1}=x_{0}^{2} +30& (2) & \end{matrix}\right.

Ta có x_{0},y_{0},A\in \mathbb{Z} nên từ (1) suy ra y_{1}\in \mathbb{Z}.

Các cặp \left ( x_{0};y_{0} \right );\left ( x_{0};y_{1} \right ) đều thỏa mãn (*) mà x_{0}+y_{0} nhỏ nhất nên :

x_{0}+y_{0} \leq x_{0}+y_{1}\Leftrightarrow y_{0}\leq y_{1}.

Như vậy x_{0}\leq y_{0}\leq y_{1}

  • Trường hợp 1 :  x_{0}=y_{0} thay vào A thì A=2+\dfrac{30}{x_{0}^{2}}\in \mathbb{Z}\Rightarrow x_{0}=1\Rightarrow A=32
  • Trường hợp 2 : y_{0}=y_{1} thì từ (2) ta được :

x_{0}^{2}+30=y_{0}^{2}\Leftrightarrow \left ( y_{0}+x_{0} \right )\left ( y_{0}-x_{0} \right )=30

Dễ thấy y_{0}+x_{0} ;y_{0}-x_{0} cùng tính chẵn lẻ mà 30=1.30=2.15=5.6=3.10

Trường hợp này không xảy ra

  • Trường hợp 3 : x_{0}<y_{0}<y_{1}

Suy ra \left\{\begin{matrix} y_{0}\geq x_{0}+1 & & \\ y_{1}\geq x_{0}+2& & \end{matrix}\right.

Do đó từ (2) suy ra x_{0}^{2}+30\geq \left ( x_{0}+1 \right )\left ( x_{0}+2 \right )\Leftrightarrow x_{0}\leq 9

Khi x_{0}=9 thì từ (2) suy ra y_{0}y_{1}=9^{2}+30=111, vì y_{0}<y_{1}\Rightarrow \left ( y_{0};y_{1} \right )=(1;111);(3;37). Vô lí vì phải có x_{0}<y_{0}.

Tương tự khi xét x=1;2;3;4;5;6;7;8. Tất cả đều dẫn đến vô lí. Trường hợp này loại.

Do đó ta luôn có A=32=2^{5} là lũy thừa bậc năm của một số nguyên. Đây là điều phải chứng minh.