Arithmetic Sequence

Bài toán (Vietnamese Mathematical Olympiad 2012)

Xét các số tự nhiên lẻ a,ba\mid b^2+2b\mid a^2+2. Chứng minh rằng a,b là các số hạng của dãy số tự nhiên (v_n) được xác định bởi :

v_1=v_2=1 và v_n=4v_{n-1}-v_{n-2},\;\forall n\geq 2

Lời giải :

Trước hết ta chứng minh :

b\mid a^2+2\;\wedge a\mid b^2+2\Leftrightarrow ab\mid a^2+b^2+2

Thực vậy, ta có :

 b\mid a^2+2\;\wedge a\mid b^2+2\Rightarrow ab\mid (a^2+2)(b^2+2)\Rightarrow ab\mid 2(a^2+b^2+2)

Do a,b lẻ nên ab\mid a^2+b^2+2.

Ngược lại nếu có ab\mid a^2+b^2+2 thì dễ dàng suy ra ngay được b\mid a^2+2a\mid b^2+2.

Từ đó giả thiết đề bài tương đương với việc tồn tại số nguyên dương k sao cho :

a^2+b^2+2=kab.

Ta chứng minh k=4 bằng Vieta Jumping. Cố định k và xét tập :

S=\left \{ a,b\in \left ( \mathbb{Z}^+ \right )^2 |\;k=\dfrac{a^2+b^2+2}{ab}\in \mathbb{N}^* \right \}

Trong S ta chọn ra cặp (A,B) mà tổng A+B là nhỏ nhất. Không giảm tổng quát, ta giả sử A\geq B.

Xét phương trình bậc hai ẩn t :

t^2-ktB+B^2+2=0

Dễ thấy phương trình này có một nghiệm là A, gọi nghiệm còn lại là t_0. Theo định lí Viete :

\left\{\begin{matrix} t_0+A=kB\\ t_0A=B^2+2 \end{matrix}\right.

Từ đây suy ra được t_0 nguyên dương. Chú ý vì A+B là nhỏ nhất nên ta được t_0\geq A.

Suy ra t_0+A=kB\geq 2A hay \dfrac{A}{B}\leq \dfrac{k}{2}.

Nếu có một trong hai số a,b bằng 1, giả sử b=1 thì ka=a^2+3, dễ suy ra k=4.

Nếu cả hai số a,b\geq 2. Ta có A\geq B\geq 2. Thì :

k=\dfrac{A}{B}+\dfrac{B}{A}+\dfrac{2}{AB}\leq \dfrac{k}{2}+1+\dfrac{2}{2.2}\Leftrightarrow k\leq 3

Lại theo AM-GM :

kab=a^2+b^2+2\geq 2(ab+1)\Rightarrow k\geq 3

Ta được k=3.

Lúc này :

A^2+B^2+2=3AB

Từ đẳng thức này dễ dàng suy ra phải có một trong hai số chia hết cho 3, giả sử 3\mid A thì A\geq 3.

Nếu B=1 ta gặp mâu thuẫn, do đó B\geq 2. Tức AB\geq 6.

Nhưng lúc này :

3=\dfrac{A}{B}+\dfrac{B}{A}+\dfrac{2}{AB}\leq \dfrac{3}{2}+1+\dfrac{2}{6}

Điều này vô lí. Vậy k=4 là giá trị duy nhất cần tìm.

Ta chứng minh xong việc các số a,b thỏa giả thiết thì cũng phải thỏa mãn phương trình :

a^2+b^2+2=4ab\;\;\;(1).

Bài toán sẽ hoàn tất nếu ta chỉ rằng nếu cặp (a,b) bất kỳ thỏa mãn (1) thì sẽ luôn tồn tại số tự nhiên n sao cho a=x_n,b=x_{n+1}.

Gỉa sử (u_0,u_1) là một cặp số nguyên dương bất kỳ thỏa (1). Ta hoàn toàn có quyền giả sử u_0 > u_1 .Nếu u_0=1 thì u_1=1, tức tồn tại n=1 để u_0=v_1,u_1=v_2. Tương tự khi xét u_1=1. Do đó ta chỉ cần xét u_0,u_1 >1.

Khi đó ta chọn cặp (u_1,u_2)=(u_1,4u_1-u_0), dễ thấy u_1,u_2 nguyên dương và (u_1,u_2) cũng thỏa mãn (1).

Lúc này ta chú ý 4u_1-u_0< u_0 vì 4u_1-u_0=\dfrac{u_1^2+2}{u_0}-u_0=\dfrac{2-(u_0-u_1)(u_0+u_1)}{u_0}\leq 0.

Suy ra :

u_1+u_2=u_1+(4u_1-u_0)<u_1+u_0.

Tương tự ta cũng chọn được cặp (u_2,u_3)=(u_2,4u_2-u_1) cũng thỏa u_2,u_3 nguyên dương, cũng thỏa (1)u_2+u_3<u_1+u_2<u_1+u_0.

Cứ tiếp tục quá trình này, ta được :

...< u_i+u_{i+1}< ...< u_1+u_2< u_1+u_0

Thế nhưng u_1+u_0>2 nên phải tồn tại k sao cho u_k+u_{k+1}=2, suy ra u_k=u_{k+1}=1.

Tức là ta có :

u_k=v_2,u_{k+1}=v_1.

Ta có thể thấy được cách xác định u_n là như sau :

u_{n+2}=4u_{n+1}-u_n hay u_n=4u_{n+1}-u_{n+2}.

Từ đó :

u_{k-1}=4u_k-u_{k+1}=4v_2-v_1=v_3

u_{k-2}=4u_{k-1}-u_k=4v_3-v_2=v_4

...

u_1=4u_2-u_3=4v_k-v_{k-1}=v_{k+1}

u_0=4u_1-u_2=4v_{k+1}-v_{k}=v_{k+2}.

Như vậy tồn tại n=k+1 để với cặp (u_0,u_1) bất kỳ thỏa (1) thì ta có (u_1,u_0)=(v_{k+1},v_{k+2}).

Leave a comment