Phương trình nghiệm nguyên

Bài toán (IMO Shortlist 2006)

Tìm các số nguyên dương x,y thỏa mãn phương trình \dfrac{x^7-1}{x-1}=y^5-1.

Lời giải :

Bổ đề : Cho các số nguyên dương x,m (x>1) và số nguyên tố p thỏa mãn m\mid \dfrac{x^p-1}{x-1}. Khi đó thì m\equiv 0,1\;\;(mod\;p)

Chứng minh bổ đề :

Gọi r là một ước nguyên tố của m.

Từ đề bài ta có

m\mid x^{p}-1\Rightarrow x^{p}\equiv 1\;(mod\;m)\Rightarrow x^{p}\equiv 1\;(mod\;r)\Rightarrow ord_x(r)\mid p\Rightarrow ord_x(r)\in \left \{ 1,p \right \}

Nếu ord_x(r)=1 thì x\equiv 1\;(mod\;r)\Rightarrow \dfrac{x^{p}-1}{x-1}=x^{p-1}+x^{p-2}+...+x+1\equiv \underset{p}{\underbrace{1+1+...+1}}=p\;(mod\;r)

Mà \dfrac{x^p-1}{x-1}\equiv 0\;(mod\;r)\Rightarrow p\equiv 0\;(mod\;r)\Rightarrow p=r\Rightarrow m\equiv 0\;(mod\;p)

Nếu ord_x(r)=p, hiển nhiên r\nmid x vì nếu r\mid x thì \dfrac{x^p-1}{x-1}\equiv 1\;(mod\;r) và điều này trái giả thiết.

Do đó áp dụng định lí Fermat nhỏ thì x^{r-1}\equiv 1\;(mod\;r), suy ra ord_x(r)\mid r-1\Rightarrow p\mid r-1\Rightarrow r\equiv 1\;(mod\;p)\Rightarrow m\equiv 1\;(mod\;p)

Như vậy ta có m\equiv 0,1\;(mod\;p). Bổ đề được chứng minh.

Trở lại bài toán :

Ta viết phương trình dưới dạng : \dfrac{x^7-1}{x-1}=(y-1)(y^5+y^4+y^3+y^2+y+1)

Áp dụng bổ đề trên thì ta có \left\{\begin{matrix} y-1\equiv 0,1\;(mod\;7) & (1) & \\ y^4+y^3+y^2+y+1\equiv 0,1\;(mod\;7) & (2) & \end{matrix}\right.

Nhưng từ (1) ta có y\equiv 1,2\;(mod\;7)\Rightarrow y^4+y^3+y^2+y+1\equiv 5,3\;(mod\;7). Mâu thuẫn với (2).

Kết luận : Không tồn tại các số nguyên dương x,y thỏa mãn đề bài.

3 thoughts on “Phương trình nghiệm nguyên

  1. Pingback: Danh sách tổng hợp các bài toán số học | Juliel's Blog

  2. Pingback: Danh sách tổng hợp các bài toán phương trình nghiệm nguyên | Juliel's Blog

Leave a comment