[Bài toán] Đồng quy, thẳng hàng

Bài toán : Cho tam giác ABCI là đường tròn nội tiếp, lần lượt tiếp xúc với các cạnh BC,CA,AB tại A_1,B_1,C_1. Gọi X là một điểm trong tam giác ABC. Các tia A_1X,B_1X,C_1X lần lượt cắt B_1C_1,C_1A_1,A_1B_1 tại A_2,B_2,C_2. Các tia A_1X,B_1X,C_1X lần lượt cắt (O) tại A_3,B_3,C_3

a) Chứng minh rằng AA_2,BB_2,CC_2 đồng quy tại P

b) Chứng minh rằng AA_3,BB_3,CC_3 đồng quy tại Q

c) Chứng minh rằng P,X,Q thẳng hàng.

Lời giải :

untitled

a) Bằng định lí Ceva ta dễ dàng chứng minh được AA_1,BB_1,CC_1 đồng quy, do đó theo bài toán này, ta có ngay AA_2,BB_2,CC_2 đồng quy.

b) Dễ thấy rằng \widehat{AB_1A_3}=\widehat{B_1A_1A_3} (cùng chắn cung nhỏ A_3B_1)

Theo định lí hàm sin trong tam giác AB_1A_3 :

\dfrac{AA_3}{sin\widehat{B_1A_1A_3}}=\dfrac{AA_3}{sin\widehat{AB_1A_3}}=\dfrac{A_3B_1}{sin\widehat{B_1AA_3}}\Rightarrow \dfrac{sin\widehat{B_1AA_3}}{sin\widehat{B_1A_1A_3}}=\dfrac{A_3B_1}{AA_3}

Tương tự, ta được \dfrac{sin\widehat{C_1AA_3}}{sin\widehat{C_1A_1A_3}}=\dfrac{A_3C_1}{AA_3}

Từ đó suy ra :

\dfrac{sin\widehat{B_1AA_3}}{sin\widehat{C_1AA_3}}=\dfrac{sin\widehat{B_1A_1A_3}}{sin\widehat{C_1A_1A_3}}.\dfrac{A_3B_1}{A_3C_1}\qquad(*)

Hoàn toàn tương tự, ta thiết lập được các tỉ số :

\dfrac{sin\widehat{C_1BB_3}}{sin\widehat{A_1BB_3}}=\dfrac{sin\widehat{C_1B_1B_3}}{sin\widehat{A_1B_1B_3}}.\dfrac{B_3C_1}{B_3A_1},\qquad(**)\;\;\;\;\; \dfrac{sin\widehat{A_1CC_3}}{sin\widehat{B_1CC_3}}=\dfrac{sin\widehat{A_1C_1C_3}}{sin\widehat{B_1C_1C_3}}.\dfrac{C_3A_1}{C_3B_1}\qquad(***)

Theo định lí Ceva-sin trong tam giác A_1B_1C_1 với A_1A_2,B_1B_2,C_1C_2 đồng quy tại X :

\dfrac{sin\widehat{B_1A_1A_3}}{sin\widehat{C_1A_1A_3}}.\dfrac{sin\widehat{C_1B_1B_3}}{sin\widehat{A_1B_1B_3}}.\dfrac{sin\widehat{A_1C_1C_3}}{sin\widehat{B_1C_1C_3}}=1\qquad(2)

Dễ thấy rằng

\dfrac{A_2C_1}{A_2B_1}=\dfrac{S_{A_3A_2C_1}}{S_{A_3A_2B_1}}=\dfrac{A_3A_2.A_3C_1.sin\widehat{B_1A_3A_2}}{A_3A_2.A_3B_1.sin\widehat{C_1A_1A_2}}=\dfrac{A_3C_1.sin\widehat{C_1A_3A_1}}{A_3B_1.sin\widehat{B_1C_1A_3}}

Tương tự thì

\dfrac{B_2C_1}{B_2A_1}=\dfrac{B_3C_1.sin\widehat{C_1B_3B_2}}{B_3A_1.sin\widehat{A_1B_3B_2}},\;\;\dfrac{C_2A_1}{C_2B_1}=\dfrac{C_3A_1.sin\widehat{A_1B_3B_2}}{C_3B_1.sin\widehat{B_1}C_3C_2}

Nhân vế các đẳng thức trên với chú ý rằng

\dfrac{A_2B_1}{A_2C_1}.\dfrac{B_2C_1}{B_2A_1}.\dfrac{C_2A_1}{C_2B_1}=1 (định lí Ceva trong tam giác A_1B_1C_1)

và \widehat{B_1A_3A_2}=\widehat{A_1B_3B_2},\widehat{C_1A_3A_2}=\widehat{A_1C_3C_2},\widehat{B_1C_3C_2}=\widehat{A_1B_3B_2}

Ta thu được : \dfrac{A_3B_1}{A_3C_1}.\dfrac{B_3C_1}{B_3A_1}.\dfrac{C_3A_1}{C_3B_1}=1\qquad(3)

Nhân các đẳng thức ở (*)(**)(***) vế theo vế và áp dụng (1),(2) thì ta được :

\dfrac{sin\widehat{B_1AA_3}}{sin\widehat{C_1AA_3}}.\dfrac{sin\widehat{C_1BB_3}}{sin\widehat{A_1BB_3}}.\dfrac{sin\widehat{A_1CC_3}}{sin\widehat{B_1CC_3}}=1

Từ đó theo định lí Ceva-sin trong tam giác ABC ta có AA_2,BB_2,CC_2 đồng quy.

c)  Trước hết ta chứng minh AB,A_2B_2,A_3B_3 đồng quy. Gọi R là giao điểm của ABA_3B_3.

Xét lục giác nội tiếp A_3A_1C_1C_1B_1B_3 với \left \{ R \right \}=C_1C_1\cap A_3B_3,\;\;\left \{ B_2 \right \}=A_1C_1\cap B_1B_3,\;\;\left \{ A_2 \right \}=A_1A_3\cap B_1C_1. Theo định lí Pascal ta có A_2,B_2,R thẳng hàng hay A_2B_2,A_3B_3,AB đồng quy.

Xét hai tam giác AA_2A_3BB_2B_3 có :

\left \{ X \right \}=A_2A_3\cap B_2B_3,\;\left \{ P \right \}=AA_2\cap BB_2,\;\;\left \{ Q \right \}=AA_3\cap BB_3

A_2B_2,A_3B_3,AB đồng quy

Do đó theo định lí Desargues ta có P,Q,X thẳng hàng (điều phải chứng minh)

One thought on “[Bài toán] Đồng quy, thẳng hàng

  1. Pingback: Danh sách tổng hợp các bài toán hình học | Juliel's Blog

Leave a comment