[Bài toán] Sự chia hết

Bài toán : (Baltic Mathematics Competition 2002) Cho n\in \mathbb{Z}^{+} sao cho ước số nguyên tố của n^6-1 cũng là ước số của (n^3-1)(n^2-1). Chứng minh rằng n=2.

Lời giải :

Ta có (n^{3}-1)(n^{2}-1)=(n-1)^{2}(n+1)(n^{2}+n+1)

  • Gọi d=gcd(n^{2}-n+1,n-1)\Rightarrow d|n^{2}-n+1-n(n-1)\Rightarrow d|1\Rightarrow d=1
  • Gọi e=gcd(n^2-n+1.n^2+n+1), dễ thấy e lẻ.

Ta có e|(n^{2}-n+1)-(n^{2}-n+1)\Rightarrow e|2n\Rightarrow e|n\Rightarrow e|(n^{2}-n+1)-n(n-1)\Rightarrow e|1\Rightarrow e=1

  • Gọi f=gcd(n^2-n+1,n+1), f lẻ.

Ta có f|n^{2}-n+1-n(n+1)\Rightarrow f|1-2n\Rightarrow f|(1-2n)+2(n+1)\Rightarrow f|3\Rightarrow f\in \left \{ 1,3 \right \} (f lẻ)

+) Nếu f=3 ta có 3|n+1\Rightarrow n=3k+2\Rightarrow \left\{\begin{matrix} n^{2}-n+1=(3k+2)^{2}-(3k+2)+1=3(3k^2+3k+1) & & \\ n+1=3(k+1)& & \end{matrix}\right.

Trong đó k là số tự nhiên

Theo giả thiết mọi ước nguyên tố của n^6-1 đều là ước của (n^3-1)(n^2-1), nên mọi ước nguyên tố của n^2-n+1 đều là ước của (n^3-1)(n^2-1)=(n-1)^2.(n+1)(n^2+n+1), nhưng n^2-n+1 nguyên tố cùng nhau với n-1n^2+n+1 (chứng minh trên) nên mọi ước nguyên tố của n^2-n+1 là ước của n+1

Suy ra mọi ước nguyên tố của 3k^2+3k+1 là ước của 3(k+1) mà dễ chứng minh được gcd(3k^2+3k+1,k+1)=1 nên mọi ước nguyên tố của 3k^2+3k+1 là ước của 3. Do vậy nên 3k^{2}+3k+1=3^{x}\qquad(x\in \mathbb{N})

Nếu x\geq 1 thì 3|3^{x} nhưng 3\nmid 3k^{2}+3k+1, mâu thuẫn. Do đó x=0, ta được k=0,n=2 (thỏa mãn)

+) Nếu f=1, ta có gcd(n^2-n+1,n+1)=1

Do đó n^2-n+1 nguyên tố cùng nhau với mọi ước của (n^3-1)(n^2-1), gọi p là ước nguyên tố của n^2-n+1 thì p\nmid (n^{3}-1)(n^{2}-1)\qquad(1).

Mà n^2-n+1|n^{6}-1\Rightarrow p|n^{6}-1\Rightarrow p|(n^{3}-1)(n^{2}-1). Mâu thuẫn với (1).

Kết luận : n=2

One thought on “[Bài toán] Sự chia hết

  1. Pingback: Danh sách tổng hợp các bài toán số học | Đình Huy (Juliel)

Leave a comment